Tắc bóng là gì? Những thông tin cần biết về kỹ thuật tắc bóng

tac-bong-la-gi

Tắc bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng trong bóng đá. Tuy nhiên với những người mới tìm hiểu bộ môn thể thao này thì thuật ngữ này còn khá xa lạ. Vậy tắc bóng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

I. Tắc bóng là gì?

tac-bong-la-gi-1

Tắc bóng là một trong những kỹ thuật quan trọng trong bóng đá

Tắc bóng có tên tiếng anh là Tackle được dịch là trượt sát vào chân của đối phương đang giữ bóng để giành lại bóng. Trong phát âm, từ tackle với tắc trong tiếng việt có phần giống nhau. Chính vì thế mà chúng ta thường gọi kỹ thuật chơi này với cái tên là tắc bóng.

Để thực hiện hoàn hảo được kỹ thuật này, yêu cầu các cầu thủ phải trải qua ngày tháng dài để luyện tập. Ngoài ra, để tránh gặp phải các lỗi khi đụng độ với cầu thủ đội bạn. Các cầu thủ phải tìm hiểu rõ quy luật của kỹ thuật chơi này.

Không những vậy, sau khi thực hiện pha giành bóng, bóng sẽ thường không được giữ lại mà tiếp tục chuyền cho đồng đội khác. Điều này yêu cầu các cầu thủ trong đội phải tạo nên một sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để áp đảo các tình huống bất lợi.

Tuy nhiên, hầu hết khi thực hiện các cú tắc bóng, tỉ lệ thành công sẽ thấp. Nếu ở trường hợp này, các cầu thủ trong đội phải bĩnh tĩnh, củng cố lại vị trí trên sân. Đồng thời thực hiện việc bám sát cầu thủ đội bạn để có thêm cơ hội thực hiện cú tiếp theo.

II. Kỹ thuật thực hiện tắc bóng

Tắc bóng cũng là một kỹ thuật đòi hỏi thực hiện một cách bài bản. Như Mì Tôm TV chia sẻ ở trên, tắc bóng bao gồm các hành động trượt sát, cản và giành bóng. Đây chính là 3 điểm chính yếu trong kỹ thuật này. KHi đối thủ đang chuyền bóng dâng lên cao, các cầu thủ sẽ chớp thời cơ để xoạc chân hoặc trượt chân nhằm cản lại đường bóng của đối thủ. Cùng với đó, các đồng đội bên cạnh sẽ phải phối hợp nhịp nhàng để giành được bóng.

Khi thực hiện pha tắc bóng, cầu thủ không chỉ cần nắm được 3 động tác chính yếu. Cái họ cần để có một pha tắc bóng thành công đó chính là vận tốc, điểm rơi và sự phối hợp ăn ý. Vì vậy mà cầu thủ phải thường xuyên luyện tập động tác này, sẽ giúp họ có được phản xạ và phán đoán để đưa ra hành động kịp thời, chính xác.

Thực tế ở nhiều trận đấu, phần lớn các pha tắc bóng thường khó thành công. Bởi vì họ chọn điểm rơi không chính xác, vận tốc chưa đủ và cũng có thể do sự phối hợp chưa nhịp nhàng. Sau khi thất bại ở kỹ thuật này, cầu thủ cần lấy lại tư thế nhanh chóng để đuổi theo đối thủ, rút ngắn khoảng cách để tăng cơ hội cản bóng tiếp theo.

III. Những người thực hiện kỹ thuật tắc bóng

tac-bong-la-gi-2

Kỹ thuật tắc bóng đòi hỏi cầu thủ phải phối kết hợp với đồng đội

Khi theo dõi các trận đấu bóng đá, chúng ta sẽ thấy hậu vệ chính là người thường xuyên sử dụng kỹ thuật tắc bóng để gạt bóng từ chân đối phương. Hậu vệ đóng vai trò quan trọng trong đội hình thi đấu bóng đá. Nhiệm vụ chính của họ là ngăn cản tiền đạo của đối phương tấn công và dứt điểm trong vùng cấm địa để bảo vệ khung thành và củng cố hàng phòng thủ.

Việc thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi cầu thủ phải phối kết hợp với đồng đội để khi cướp được bóng sẽ tạo ra một lợi thế cho đội của mình. Trong thực tế, có rất nhiều những pha tắc bóng không thành công, chính vì vậy cầu thủ phải tiếp tục nhanh chóng di chuyển để đuổi theo đối phương làm rút ngắn khoảng cách để có cơ hội tiếp theo giành được quả bóng.

IV. Tắc bóng có được coi là phạm lỗi không?

Bên cạnh thắc mắc tắc bóng là gì, cũng có không ít fan hâm mộ đặt câu hỏi liệu rằng kỹ thuật tắc bóng có phạm lỗi hay không? Tắc bóng là một động tác trượt người hay bay người xoạc chân giành bóng từ chân đối thủ nên rất nguy hiểm và dễ gây chấn thương cao cho cả cầu thủ thực hiện và đối phương. Vì vậy, luật bóng đá FIFA quy định phạt rất nghiêm khắc trong những pha tắc bóng gây nguy hiểm. Đối với những tình huống nhẹ thì sẽ phạt thẻ vàng. Tuy nhiên với những trường hợp gây chấn thương nghiêm trọng có thể cầu thủ sẽ bị phạt thẻ đỏ và bị đuổi khỏi sân ngay lập tức.

Morgan Schneiderlin cái tên rất quen thuộc trong những pha tắc bóng. Thi đấu ở hàng tiền vệ phòng ngự nên Schneiderlin cũng phải chạy nhiều hơn trong các trận đấu. Trong giải Ngoại hạng Anh (năm 2012) anh ra sân 15 trận và đã thực hiện tắc bóng 67 lần. Tính trung bình một trận anh đã thực hiện 4,5 lần tắc bóng. Và Schneiderlin cũng phải nhận tới 4 thẻ vàng trong mùa giải đó.

Tuy nhiên, trong nhiều tình huống nguy hiểm trước khung thành, không còn nhiều thời gian và phương án khác thì phạm lỗi cũng là một lựa chọn tốt được các hậu vệ tính đến. Sự lựa chọn này đôi khi có thể gây ra mức phạt cao, tuy nhiên lại có thể tạm thời ngăn cản sự tấn công của đối thủ.

V. Những cầu thủ chơi tắc bóng trở thành huyền thoại

1. Fabio Cannavaro

tac-bong-la-gi-3

Fabio Cannavaro những pha tắc bóng đi vào lịch sử

Nhắc tới các hậu vệ đi vào lịch sử bóng đá trong thực hiện những pha tắc bóng không thể thiếu Fabio Cannavaro. Cầu thủ sinh năm 1973 này không chỉ gây ấn tượng với người hâm mộ từ sự nỗ lực vươn lên từ cuộc sống khó khăn để theo đuổi đam mê mà còn được người hâm mộ trên toàn thế giới biết tới với những siêu phẩm tắc bóng ngay trước mũi giày của đối thủ.

2. Filipe Luis

Cái tên tiếp theo không thể bỏ sót chính là Filipe Luis. Đây không chỉ là cái tên làm nên thương hiệu của huấn luyện viên Diego Simeone mà anh còn là một hậu vệ trái không thể thay thế tại Atletico Madrid. Với lối chơi thông minh và điềm tĩnh, Filipe Luis đã để lại cho người hâm mộ nhiều ấn tượng với những pha xoạc bóng chính xác.

3. Ramos

Đây là một cầu thủ quan trọng của câu lạc bộ Real, là hậu vệ cánh trái có tốc độ nhanh như gió cùng khả năng đọc tình huống thần sầu. Ramos luôn chứng minh mình là một người có khả năng tắc bóng chính xác trong từng trận đấu. Anh khá điêu luyện với kỹ thuật tắc bóng, xử lý tình huống chính xác nên rất ít khi phạm lỗi đối với đối thủ.

VI. Kết luận

Qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp cho anh em những thắc mắc về tắc bóng là gì cùng các thông tin liên quan. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp người hâm mộ hiểu rõ hơn về kỹ thuật tắc bóng trong bóng đá nhé.