8 món ăn đặc trưng của ẩm thực Tây Nguyên – Đặc sắc mà đầy hoang dại


Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ và bạt ngàn cà phê là một trong những địa danh nổi tiếng với văn hóa truyền thống và ẩm thực của đồng bào dân tộc rừng núi hấp dẫn mà hoang dã. Vậy bạn đã biết đâu là những món ăn đặc trưng của người dân Tây Nguyên hay chưa? Hôm nay hãy cùng jimmydau.com tìm hiểu về nền ẩm thực Tây Nguyên đặc sắc mà hoang dại qua bài viết dưới đây nhé!

I. Văn hóa ẩm thực Tây Nguyên

Khi nhắc đến ẩm thực Tây Nguyên thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến những món ăn dân giã với cách chế biến độc đáo đậm chất ẩm thực miền núi. Vì Tây Nguyên là nơi sinh sống của 5 tỉnh khác nhau cùng với nhiều anh em dân tộc nên văn hóa ẩm thực có phần khá độc đáo và ấn tượng.
Với cách chế biến khác lạ so với bình thường, đây cũng chính là điểm đặc biệt tạo nên hương vị cho món ăn nơi đây, họ thường chế biến bằng các vật dụng như ống tre, nứa, bương, lá chuối,…để tạo ra món ăn.

Ẩm thực Tây Nguyên sử dụng những nguyên liệu dân giã

Quá trình tẩm ướp cũng có nhiều điểm thú vị khi mà họ thường xuyên sử dụng những gia vị đến từ núi rừng để tẩm ướp món ăn. 
Một trong những điều tuyệt vời làm nên một nền ẩm thực tuyệt vời nơi đây chính là họ sử dụng các nguyên liệu đều không chứa chất bảo quản hay độc hại đều là những nguyên liệu từ núi rừng, khá hoang sơ nhưng hương vị khá hấp dẫn. 

II. 8 món ăn đặc trưng của ẩm thực Tây Nguyên

1. Cơm ống

Cơm ống hay cơm lam chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên thời địa lợi và nhân hòa. Để tạo được món cơm ống ngon cần phải lựa chọn được loại gạo kỹ càng, hạt gạo phải thuôn dài, trắng và thơm.

Cơm lam với lúa nương thơm ngon hấp dẫn

Gạo Tây Nguyên là loại gạo có hạt to, cứng nhưng khi chín lại có vị rất dẻo và thơm.Cơm lam thường được nấu bằng loại gạo này hoặc thay thế bằng gạo nếp. Cơm được nấu trong các ống nứa (dừa, bứa, bòn bon…), không non cũng không già, còn tươi. Giữ một đầu ống và để hở đầu còn lại. 
Gạo vo sạch, ngâm nước cho nở, cho vào ống tre, nứa, bịt kín bằng lá chuối, bắc lên bếp nấu cho đến khi cháy hết lớp vỏ xanh. Cơm ống của người Tây Nguyên sẽ được ăn cùng với vừng, thịt lớn nướng,..

2. Gà nướng sa lửa Bản Đôn

Gà nướng Bản Đôn là món ăn nổi tiếng của người Ê Đê, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 
Gà dùng để nướng phải là con gà thả vườn, loại tơ nặng khoảng 1kg. Gà được làm sạch, mổ bụng, xé nhỏ ướp với muối ớt, nước sả và một ít mật ong rừng. Món này thường được chấm với muối ớt hoặc muối sả. Sau đó mang đi nướng trên lửa than hồng tầm 30 phút khi gà chuyển sang màu vàng dậy mùi là được. 
Gà nướng này sẽ được người dân nơi đây ăn cùng cơm lam. Vào mùa lạnh, thật tuyệt khi được quây quần bên đống lửa và thưởng thức món ăn hấp dẫn này.

3. Nhộng sâu muồng

Là món ăn “khiếp sợ” đối với những người không thích ăn nhộng, nhưng lại là món ngon đối với những ai biết ăn.
Sâu muồng thường có màu xanh đậm, thân nhẵn, không có lông như các loại sâu khác. Thoạt nhìn, nó giống nhộng tằm. Nhộng muồng rất nhiều thịt, béo và có vị ngọt dịu.

Nhộng sâu muồng – Món ăn có phần kinh hãi nhưng hấp dẫn

Sâu Muồng thường được dùng trong các món xào, rán và được thưởng thức cùng với rượu cần. Nếu tự tin vào khẩu vị của mình, đây là món ăn mà bạn có thể thưởng thức trọn vẹn vị ngọt béo đặc trưng của nền ẩm thực Tây Nguyên.

4. Cá lăng sông Serepok

Cá lăng sông Serepok chính là một đặc sản được thiên nhiên ban tặng, đây là loài cá sống nhiều trên sông Serepok. Cá nơi đây có vị béo, ngọt, thơm ngon nên được nhiều người ưa chuộng. 
Cá lăng sông Serepok được người dân chế biến thành các món khác nhau như cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng nấu cháo, nướng,…mỗi món đều có một hương vị riêng đặc trưng.

5. Gỏi lá

Gỏi lá là một món ăn mang hương vị của núi rừng Tây Nguyên, bắt mắt thực khách ngay lần đầu bởi màu xanh tươi mát đầy đủ màu sắc của hơn 40 lá khác nhau. Gỏi lá chính là tinh hoa của nền ẩm thực Tây Nguyên khi  thể hiện đầy đủ hương vị của núi rừng mộc mạc.
Gỏi lá ăn kèm với thịt heo của người đồng bào, tôm đất rang, bì heo và gia vị riêng của miền núi. Khi vừa ăn từng vị lá sẽ tan trong miệng như đưa bạn trải nghiệm vào một khu rừng rau cỏ xanh mát.

6. Bún đỏ Daklak

Bún đỏ chính là món ăn đặc trưng khi đến với Đăk Lăk. Sở dĩ bún có màu đỏ chính là nấu từ xương heo, gạch cua và hạt điều tạo nên màu đỏ khá bắt mắt cho bát bún. Bún sẽ ăn cùng với gạch cua, thịt lợn thái mỏng, tóp mỡ, trứng cút,  giá đỗ, rau cần, rau cải,..tạo nên một hương vị hòa quyện ăn khá thơm ngon đó!

7. Cá suối nướng ăn kèm kiến vàng

Cảm nhận hương vị khác biệt với món ăn sử dụng kiến ​​và trứng kiến. Người Ê Đê rất tự hào về đặc sản độc đáo là cá suối. Nguyên liệu chính của món ăn này là cá sông to nhiều thịt, cùng với kiến ​​chua.
Sau khi kiến ​​chua và cá qua sơ chế, hai nguyên liệu này được trộn với các loại gia vị khác nhau, cho vào ống ô và nướng.

Muối kiến vàng – Loại muối từ kiến vàng ăn cùng cá ngon hấp dẫn

Gỏi cá kiến ​​chua là một món ăn có hương vị rất đậm đà, kết hợp giữa vị ngọt và thơm của cá sông, vị chua của kiến ​​và mùi thơm nồng của các loại rau rừng. Ngoài giá trị dinh dưỡng, gỏi cá – kiến ​​chua còn là món ăn không thể thiếu của người dân tộc bản địa trong các dịp lễ hội.
Vậy nên khi đến với Tây Nguyên bạn không nên bỏ qua món ăn độc đáo này đâu nhé!

8. Măng nướng xào vếch bò

Vếch bò thực chất là phần lòng phèo bên trong của con bò ăn hơi ngái có chút mùi khó ngửi tuy nhiên khi ăn quen sẽ rất ngon. Và măng rừng chính là đặc trưng của nét ẩm thực Tây Nguyên, măng nướng mang về kết hợp với vếch bò ăn cùng cơm trắng nóng hổi là hoàn hảo. Vị dai giòn của vếch kết hợp với hương vị của măng nơi đây kết hợp với nhau tạo nên một hương vị đặc biệt mà bạn đã ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên.

III. Lời kết

Trên đây là một số thông tin về ẩm thực Tây Nguyên được nhiều bạn tìm hiểu. Có thể thấy được văn hóa ẩm thực người Tây Nguyên khá dân giã nhưng cũng không kém phần độc đáo. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về  Ẩm thực của chúng tôi nhé!